Kiếm tiền với Fulfillment như thế nào? 5 bước để bắt đầu
Kiếm tiền với Fulfillment là như thế nào? Mình chắc hẳn mô hình này còn khá mới đối với nhiều bạn. Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về nó.
Kiếm tiền với Fulfillment là gì?
Fulfillment là quá trình thực hiện đơn hàng từ lúc nhập kho đến lúc sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Kiếm tiền với fulfillment là gì? Bạn là người bán hàng có sản phẩm, những platform hỗ trợ fulfillment (Chẳng hạn như Amazon) sẽ hỗ trợ bạn về tồn kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển và cả thu tiền
Không có sản phẩm thì sao? Bạn vẫn có thể kiếm tiền với fulfillment nhưng quan trọng là cần vốn để mua hàng hóa và chuyển vào kho. Nếu bạn muốn 1 hình thức vốn ít hơn thì tham khảo qua dropshipping
Tiềm năng thu nhập? Tùy vào vốn, khả năng và công sức bạn bỏ ra, có thể kiếm được $1000 hay thậm chí là $10k mỗi tháng.
Fulfillment ở Việt Nam thế nào? Còn khá mới, tuy nhiên đã có một vài platform hỗ trợ thị trường Việt Nam, mình sẽ chia sẻ thêm ở bài viết dưới đây
Quy trình hoạt động fulfillment diễn ra thế nào?
Đối với các seller khi kinh doanh/bán hàng thì vấn đề về kho bãi, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển luôn là vấn đề đau đầu và ngốn kha khá chi phí của người bán.
Đó là lý do mà dịch vụ Fulfillment ra đời giúp bạn tối ưu hóa mọi quy trình, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và tăng hiệu quả lên gấp nhiều lần.
Sau đây là quá trình hoạt động của fulfillment:
-
Nhận hàng và lưu kho: Nếu số lượng hàng hóa nhiều thì bạn có thể liên hệ với bên agency đến lấy, hay với những platform lớn thị trường global như Amazon thì bắt buộc bạn phải gửi đến trung tâm của họ.
-
Lưu trữ và quản lý tồn kho: Sản phẩm của bạn sẽ lưu trữ và sắp xếp cẩn thận sau khi bên agency đã lấy hàng và lưu kho, mọi dữ liệu về nhập – xuất của sản phẩm bạn đều sẽ được cập nhật thường xuyên
-
Xử lý đơn: khi có khách hàng, bạn giao lại thông tin cho bên fulfillment để họ tiến hành lấy hàng, kiểm tra sản phẩm và đóng gói
-
Giao hàng & thu tiền: Sau khi đơn hàng đã được xử lý xong, đơn sẽ được vận chuyển đến người mua theo đúng thông tin mà họ cung cấp khi đặt hàng, nếu đơn hàng thanh toán COD bên phía dịch vụ sẽ thu hộ giúp bạn.
-
Giải quyết vấn đề phát sinh: Khi bán hàng chắc chắn sẽ có những vấn đề về đổi trả sản phẩm, nhưng việc tiếp nhận và xử lý sẽ theo quyết định của người bán, miễn sao vẫn đảm bảo được quyền lợi của cả người mua hàng và người bán, tránh trường hợp đổi trả vì yếu tố “cảm quan”
Kiếm tiền với Fulfillment ở đâu?
Amazon là nơi đã triển khai thành công dịch vụ fulfillment từ lâu với tên gọi FBA – Fulfillment By Amazon, là anh lớn đi đầu trong lĩnh vực và theo thống kê Amazon đã quản lý và vận chuyển với dịch vụ Fulfilment hơn 2 triệu sản phẩm và phục vụ dến 70% nhà bán hàng trên đây.
Đã có nhiều cá nhân ở Việt Nam, ngồi ngay tại quê nhà nhưng vẫn có thể bán được sản phẩm đến cho người Mỹ.
Ngoài ra, còn những cái tên khác như: Shipbod, ShipStation, ShipMonk …
Đó là ở thị trường lớn như global, còn gần hơn như Việt Nam thì thế nào?
-
Tại Châu Á sẽ có Alibaba, Rakuten (được mệnh danh là Amazon phiên bản Nhật bổn)
-
Ở Đông Nam Á thì mình biết hiện tại có TikiNOW Smart Logistics, đây là dịch vụ triển khai cả dịch vụ fulfillment tại Việt Nam
Ưu & nhược điểm của Fulfillment
Với combo phát triển của Internet và thương mại điện tử thì đó là lý do mà có sự xuất hiện của dịch vụ fulfillment.
Nhưng không vì thế mà fulfillment là dịch vụ hoàn thành đơn hàng ở mức hoàn hảo, song song với những ưu điểm là những nhược điểm còn tồn đọng sau đây.
Ưu điểm
-
Tiết kiệm được chi phí kho bãi, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển
-
Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc quảng bá và nhân rộng thêm những sản phẩm khác
-
Không cần mất thời gian cho việc vận chuyển, vì hàng của bạn đã có sẵn trong kho nên khâu này giải quyết rất nhanh khi có đơn hàng phát sinh.
-
Bạn có thể bán hàng “đa quốc gia”, nghĩa là bạn hoàn toàn có thể bán được sản phẩm ở Việt Nam đến những nước khác, miễn là bạn hoàn tất việc nhập kho của dịch vụ fulfillment.
Nhược điểm
-
Dịch vụ Fulfillment còn quá mới ở Việt Nam, ít bên triển khai và chưa thật sự tối ưu hết tất cả mọi khâu
-
Fulfillment ở thị trường global khó đăng ký và cần những cổng thanh toán quốc tế
-
Không phù hợp với người ít vốn, vì phải cần vốn để nhập hàng, phí lưu kho – vận chuyển (nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều khi bạn Outsourced), ngoài ra còn cần cả chi phí đầu tư vào các kênh quảng bá …
-
Tình trạng bán chậm, khó xoay vòng vốn sẽ xảy ra với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm
5 bước giúp kiếm tiền hiệu quả với Fulfillment
Khác với dropshipping thì khi bạn kiếm tiền với Fulfillment là ở 1 level khác khi mà chính bạn phải giải quyết được bài toán về “vốn”, bỏ tiền lấy hàng để đủ điều kiện sử dụng dịch vụ fulfillment.
Ngoài vốn để lấy hàng bạn còn phải dự trù khoảng chi phí lưu kho, vận chuyển và cả việc quảng bá sản phẩm.
Sau khi đã giải quyết được bài toán trên là bạn đã đủ điều kiện tham gia kiếm tiền với fulfillment với 5 bước chính sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, độ cạnh tranh, đối thủ và tìm sản phẩm theo niche để làm
Bước 2: Tìm dịch vụ fulfillment phù hợp và đăng ký
Bước 3: Gửi sản phẩm đến kho, lúc này hàng của bạn sẽ luôn trong trạng thái “sẵn sàng” mỗi khi có khách mua
Bước 4: Tiến hành quảng bá sản phẩm
Bước 5: mọi khâu còn lại đã có dịch vụ fulfillment lo như mình đã chia sẻ ở trên, bạn chỉ cần quản lý tồn kho và tối ưu chiến dịch quảng bá để tăng thêm số lượng đơn hàng cho store là được.
Để bán được hàng bạn bắt buộc phải có webstore riêng và thông thường các dịch vụ sẽ có 2 trường phái sau:
-
Cho phép đăng tải sản phẩm lên store của dịch vụ, như trường hợp của Amazon. Việc này giúp bạn tận dụng được nguồn traffic cực khủng của sàn TMDT lớn nhất thế giới này.
-
Tự tạo và bán trên webstore riêng: để tăng thêm traffic cho store bạn có thể tối ưu SEO hoặc chạy quảng cáo Facebook, Google, Instagram, Tiktok …
Kết luận
Fulfillment vẫn còn quá mới ở thị trường Việt Nam, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ phát triển với nhiều cái tên đình đám và có khả năng trở thành “FBA phiên bản Việt Nam” chẳng hạn.
Chúc bạn gặt hái được thành công khi kiếm tiền với Fulfillment, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.